Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên
là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ
người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường
sống ở trong nhà, đậu trong một số chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần
áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? H2
Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và
DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch
suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà một số người sống trong
vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần
trong đời. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Nhiễm virus dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy
từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện nhưmột hội chứng nhiễm virus không đặc
hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong . Trong bài này, thuật
ngữ dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng
thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.
Diễn biến bệnh sốt xuất huyết H3
Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột và tiến triển qua ba giai đoạn
là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi
bị sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có các biểu hiện như
thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch thường kéo dài từ 24 - 48 giờ;
tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể đau. Nếu
bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện như vật
vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ; huyết áp
bị kẹt với hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg;
huyết áp bị tụt hoặc không đo được; lượng nước tiểu ít. Triệu chứng xuất huyết
có thể xảy ra ở dưới da, niêm mạc và nội tạng. Dấu hiệu xuất huyết dưới da được
biểu hiện với các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường thấy ở mặt
trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm
tím. Dấu hiệu xuất huyết niêm mạc được biểu hiện với hiện tượng chảy máu mũi, lợi;
đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Dấu hiệu
xuất huyết nội tạng có thể thấy ở bộ phận tiêu hóa, phổi, não; đây là dấu hiệu
nặng. Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy phủ tạng như
viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở
một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không bị sốc; vì
vậy trên thực tế lâm sàng cần cảnh giác. Khi xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy
dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc
so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi; số lượng tiểu cầu giảm dưới
100.000/mm3 máu, enzyme AST (aspartat transaminase), ALT (alanin transaminase)
thường tăng; trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu. Siêu âm hoặc chụp
phim Xquang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
Giai đoạn hồi phục thường
xảy ra từ 24-48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm khi có hiện tượng tái hấp thu dần từ
mô kẽ vào bên trong lòng mạch máu. Giai đoạn hồi phục kéo dài khoảng từ 48-72
giờ sau đó. Người bệnh hết sốt, thể trạng được tốt dần lên, có cảm giác thèm
ăn, huyết động ổn định và bắt đầu đi tiểu nhiều. Bệnh nhân có thể có nhịp tim
chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Trong giai đoạn này cần thận trọng vì nếu truyền
dịch không kiểm soát, truyền dịch quá mức có thể gây nên phù phổi hoặc suy tim.
Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) trở về chỉ số
bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái
hấp thu trở lại. Số lượng bạch cầu ở trong máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn
hạ sốt. Số lượng tiểu cầu dần dần trở về chỉ số bình thường nhưng có thể chậm
hơn so với số lượng bạch cầu.
Với diễn biến lâm sàng
qua 3 giai đoạn đã nêu trên, việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ rất cần thiết để
có biện pháp xử trí phù hợp theo từng giai đoạn và tiên lượng trước khả năng có
thể ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là một số biến chứng trầm trọng xảy ra.
Các mức độ của bệnh sốt xuất huyết H3
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo bệnh sốt xuất huyết xảy ra gồm
3 mức độ khác nhau là sốt xuất huyết, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt
xuất huyết nặng.
sốt xuất huyết có dấu
hiệu cảnh báo gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết đã nêu trên và
kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. Bệnh nhân có triệu chứng
đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm; nôn nhiều, xuất huyết
niêm mạc, đi tiểu ít. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu
(hematocrite) tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng. Nếu người bệnh có một số dấu
hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, gây
xét nghiệm dung tích hồng cầu, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
sốt xuất huyết nặng xảy
ra khi người bệnh có một trong các biểu hiện thoát huyết tương nặng dẫn đến
tình trạng sốc giảm thể tích hay còn gọi là sốc sốt xuất huyết, có ứ dịch ở
khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; có dấu hiệu xuất huyết nặng và suy tạng.
Sốc sốt xuất huyết có biểu hiện suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào
ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc
li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt, hiệu số huyết
áp tối đa và tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg, tụt huyết áp hay không đo được
huyết áp; đi tiểu ít. Sốc sốt xuất huyết lại được chia làm 2 mức độ để điều trị
bù dịch gồm sốc sốt xuất huyết có dấu hiệu như suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ,
huyết áp kẹt hoặc tụt; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật
vã, li bì và sốc sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt,
huyết áp không đo được. Cần chú ý trong quá trình theo dõi diễn biến, bệnh có
thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng; vì vậy khi thăm khám phải phân độ
lâm sàng để tiên lượng bệnh và có định hướng xử trí phù hợp.
Xuất huyết nặng được biểu
hiện triệu chứng chảy máu cam nặng nên cần nhét gạc vào vách mũi để cầm máu
ngay, bị rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu
hóa và nội tạng; thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy
mô và toan chuyển hóa, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.
Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như
acetylsalicylic acid (aspirin); ibuprofen hoặc dùng thuốc corticoid; bệnh nhân
có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn tính.
Suy tạng nặng được biểu hiện các biểu
hiện suy gan cấp, men gan AST, ALT có thể bằng hoặc dưới 1.000U/L; suy thận cấp;
rối loạn tri giác trong sốt xuất huyết thể não. Có thể viêm cơ tim, suy tim hoặc
suy chức năng các cơ quan khác.
Kiêng ăn gì khi mắc bệnh sốt xuất huyết H2
Đồ ăn cay nóng h3
Đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. một số thực phẩm cay
như gừng, ớt, mù tạt... sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, ảnh hưởng đến
sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Nước ngọth3
Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước
ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu...
Ngoài ra, mật ong và các loại đường ăn tự nhiên khác đều không lợi cho
người bệnh sốt xuất huyết. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ
diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Cà phê và các chất kích thích khác h3
Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng
caffeine, hạn chế uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Trà đặc
Uống nhiều trà hay uống trà quá đậm đặc sẽ gây cho não ở trạng thái bị
kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến gây tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh.
Trà sẽ gây giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Thêm nữa,
trong trà có chất tananh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt
cho người bệnh.
những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
một số đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách kiêng kỵ đối với người
bệnh sốt xuất huyết. Bởi những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn bị đầy bụng
khó tiêu.
Trứng
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt
lượng lớn. những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ gây cho nhiệt lượng
cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế một số thứ có chứa nhiều protein.
Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên
kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen như nước xá xị, nước
trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu... Mục đích là để các bác sĩ
không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày
trong quá trình nôn ói hay không. Khi uống vào, nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn
ói hoặc có xảy ra xuất huyết dạ dày thì sẽ khó xác định được.
Lưu ý:
Người bị sốt xuất huyết cũng không nên kiêng cữ quá kỹ. Theo đó, nên ăn
đầy đủ các chất dinh dưỡng và ưu tiên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo
cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại, súp các loại. Bạn
nên cho người bệnh ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn
ói.
Trong trường hợp người bệnh sốt xuất huyết bị sốt cao, cơ thể suy nhược
khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngon,
trướng bụng, mạch yếu… thì nên sử dụng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt
bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa,
quả bí đỏ, khoai lang.
Biện pháp phòng biến chứng do sốt xuất huyết H3
Phát hiện các triệu chứng tiền sốc do sốt xuất huyết
Như trên đã nói, các trẻ sốt xuất huyết thể nhẹ (độ 1, 2) thì có thể điều
trị tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ
7, cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng
tiền sốc, bao gồm: trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; trẻ có
những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; tay, chân lạnh; da
trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút
nào, nhưng rất khát. Nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt),
nếu nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh
viện.
Suy đa tạng, xuất huyết não là biến chứng đáng sợ
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng
phổi, máu đọng trong thận. Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng
đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh. Một biến
chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não,
suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận,
suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân xuất
huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm
tiểu cầu, bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ
tử vong.
những điều cần gây khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Cho trẻ nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa,
ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt nhưng vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống
nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường gây máu bị cô đặc
lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.
Để phòng không nên, nên cho trẻ uống oresol (chất thường sử dụng để bù nước
trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun
sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một
lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp
và không bao giờ được ăn no quá.
Trong bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
thông thường như paracetamol, efferalgan (liều sử dụng theo cân nặng của trẻ).
Tuyệt đối không sử dụng các thuốc nhóm aspirin, chúng có thể làm tăng nguy cơ
chảy máu. Không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng không có
tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ gây trẻ mệt thêm. Trường hợp trẻ sốt
cao, có thể áp dụng thêm phương pháp vật lý như lau mát để tránh biến chứng sốt
cao, co giật.
những điều không nên làm
Cạo gió, cắt lể: gây đau và có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn trẻ. Tự ý
cho uống thuốc aspirin: Có thể gây chảy máu dạ dày. Truyền dịch tại các phòng
khám không đủ điều kiện: Đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng gây bệnh
nặng kéo dài, phù nề, suy tim, khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể
cứu được. Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng, trẻ cần được truyền dịch đúng và được
theo dõi sát sao tại bệnh viện bởi các bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và được
trang bị đầy đủ phương tiện để theo dõi. Cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến bệnh
vì thời điểm nguy hiểm nhất là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết
ngày thứ 6), bệnh có thể trở nặng và gây sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu
không được phát hiện kịp thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét