Các loại thuốc tân dược mới nhất năm 2018

I: Thuốc giảm đau hạ sốt
Paracetamol http://sieuthithuocviet.edu.vn/thuoc-paracetamol/ là thuốc giảm đau, hạ sốt, không gây nghiện. Thuốc có tác dụng do làm tăng ngưỡng chịu đau ở các chứng nhức đầu, đau cơ, đau khớp và các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm.
Chống chỉ định
– Mẫn cảm với Paracetamol  
– Suy gan nặng. 
– Thiếu men Glucose– 6– phosphate dehydrogenase.
Tác dụng phụ
– Buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày,... 
– Hiếm gặp các phản ứng dị ứng như ban đỏ, nổi mề đay. Ngưng dùng thuốc khi thấy xuất hiện các biểu hiện này. 
– Vài trường hợp hiếm thấy giảm tiểu cầu. 
– Dùng liều cao và kéo dài có thể gây tổn thương ở gan. 
Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 



Thận trọng
– Tránh uống rượu khi dùng thuốc. 
– Thận trọng khi sử dụng Paracetamol  cho người suy gan, suy thận. 
– Thuốc có chứa Paracetamol, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa Paracetamol. 
– Không được tự ý sử dụng Paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự theo dõi của bác sỹ. 
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ: 
– Phụ nữ mang thai: chỉ dùng Paracetamol khi thật cần thiết. 
– Phụ nữ đang cho con bú: không thấy có tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng Paracetamol.
Tương tác
– Isoniazid, rượu, các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturate, Carbamazepine) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi Paracetamol http://sieuthithuocviet.edu.vn/thuoc-paracetamol
– Dùng chung Phenothiazine với Paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng. 
– Metoclopramide có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol 
QUÁ LIỀU:
Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Hạn dùng
– Viên nén/nang: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. 
– Viên bao phim: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc hết hạn dùng.
Bảo quản
– Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Cách dùng
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 – 2 viên/lần, ngày 3 lần. Không quá 6 viên/ngày. 
– Trẻ em trên 6 – 12 tuổi: uống 1/2 – 1 viên/lần, ngày 2 – 4 lần. Không quá 4 viên/ngày. 
– Trẻ em từ 3 – 6 tuổi: uống 1/2 viên/lần, ngày 2 – 4 lần. Không quá 2 viên/ngày. 
– Hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. 
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.


II: Thuốc kháng sinh trị herpes simplex

- Điều trị nhiễm herpes simplex trên da và màng nhầy bao gồm nhiễm herpes sinh dục khởi phát và tái phát.
- Ngăn ngừa tái phát herpes simplex  bệnh nhân có khả năng miễn dịch bình thường.
- Phòng ngừa nhiễm herpes simplex ở bệnh suy giảm miễn dịch.
- Điều trị bệnh thủy đậu (varicella).
- Nhiễm herpes zoster (shingles).
Liều dùng - Cách dùng:
- Acyclovir STADA® được dùng bằng đường uống.
- Điều trị herpes simplex khởi phát, bao gồm herpes sinh dục: 200 mg x 5 lần/ngày (thường mỗi 4 giờ khi thức giấc) trong khoảng 5 đến 10 ngày.
- Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch trầm trọng hay những bệnh nhân kém hấp thu: 400 mg x 5 lần/ ngày trong khoảng 5 ngày.



Thuốc da liễu Acyclovir Stada (http://sieuthithuocviet.edu.vn/thuoc-da-lieu-acyclovir-stada-dieu-tri-hieu-qua-benh-nhiem-khuan-herpes)điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn Herpes

- Ngăn chặn tái phát herpes simplex ở bệnh nhân có khả năng miễn dịch bình thường: 800 mg chia làm 2 đến 4 lần/ngày. Có thể thử giảm liều từ 400 đến 600 mg/ngày. Liều cao hơn 1 gam/ngày có thể được dùng. Quá trình trị liệu nên ngưng mỗi 6 đến 12 tháng để đánh giá lại.
- Phòng bệnh herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch: 200 đến 400 mg x 4 lần/ngày.
- Điều trị ngăn ngừa bệnh mãn tính: không phù hợp cho nhiễm herpes simplex nhẹ hay tái phát không thường xuyên. Trong các trường hợp này, từng giai đoạn tái phát hiệu quả hơn; sử dụng liều 200 mg x 5 lần 5 ngày, tốt nhất là trong giai đoạn bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Bệnh thủy đậu: 800 mg x 4 hoặc 5 lần/ngày trong khoảng 5 đến 7 ngày.
- Herpes zoster: 800 mg x 5 lần/ngày có thể trong khoảng 7 đến 10 ngày.

Nguồn: Siêu Thị Thuốc Việt - sieuthithuocviet.edu.vn

Nhận xét