Công dụng điều trị của Tritasdine là gì?
Tritasdine có hoạt chất là trimetazidine được chỉ định để điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định vì vậy Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ một số công dụng chủ yếu của Tritasdine dành cho người bệnh như là:
- Chưa thể kiểm soát cơn đau, và Tritasdine được thêm vào như liệu pháp bổ sung và hỗ trợ vào biện pháp hiện có.
- Không dung nạp với một số thuốc điều trị đau thắt ngực khác.
- Lưu ý không dùng thuốc này khi bệnh nhân đang lên cơn đau thắt ngực.
Tritasdine dùng với liều dùng và phương pháp dùng như thế nào?
Dùng thuốc với dạng đường uống, dùng cùng bữa ăn.
Liều tham khảo cho người lớn không thuộc đối tượng đặc biệt (suy thận, người già, trẻ em) là:
- Viên nén bao phim: 1 viên 20 mg x 3 lần/ngày.
- Viên bao phim giải phóng có biến đổi: 1 viên 35 mg x 2 lần/ ngày.
Thuốc Tritasdine cần dùng theo chỉ định bác sĩ
Lợi ích của việc dùng thuốc cần được đánh giá sau 3 tháng điều trị. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thì cần báo với bác sĩ để được xem xét và đánh giá lại.
Chống chỉ định Vatarel cho các trường hợp nào?
Không dùng Tritasdine trong các trường hợp sau:
- Ngườ bệnh quá mẫn với thành phần trimetazidine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị Parkinson, có triệu chứng của Parkinson như run, hội chứng chân không nghỉ và một số rối loạn vận động có liên quan khác.
- Ngườ bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
Các đối tượng bệnh nhân nào cần thận trọng khi dùng Vatarel?
Thận trọng khi dùng Tritasdine (trimetazidine) đối với các bệnh nhân đang mắc phải một số bệnh:
- Parkinson
- Đang điều trị tăng huyết áp
- Suy thận mức độ trung bình
- Bệnh nhân trên 75 tuổi
Tác dụng phụ ADR thường gặp của Tritasdine là gì?
Theo chia sẻ tại tin tức y dược từ Giảng viên Cao đẳng dược tphcm– Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì người bệnh cũng như một số bạn sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cần biết tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng, vì bản chất bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, nhưng điển hình ở trimetazidine là:
- Chóng mặt và lơ mơ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
- Hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu
- Dạ dày-ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buôn nôn và nôn
- Da và mô dưới da: Mẫn, ngứa, mày đay
- Suy nhược toàn thân
Thuốc Tritasdine trị chứng đau ngực
Người có thai và cho con bú có được dùng Tritasdine không?
- Phụ nữ có thai: Tốt hơn là không dùng trimetazidine thuốc này khi đang mang thai. Nếu phát hiện có thai trong thời gian đang dùng thuốc, bệnh nhân cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ cho con bú: Hiện không rõ có bài tiết của thuốc trimetazidine qua sữa mẹ hay không, vì vậy khuyến cáo không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
Dược sĩ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ nguyên trong điều trị là báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào trong trường hợp đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Làm gì khi quên một liều thuốc Tritasdine?
- Bệnh nhân vẫn nên tiếp tục chế độ điều trị thông thường.
- Không được tăng liều dùng tiếp theo lên gấp đôi .
Thuốc Tritasdine tương tác với các loại thuốc nào?
Nhằm tránh một số tương tác thuốc có thẻ xảy ra, cần thông báo cho bác sĩ và Dược sĩ Cao đẳng các loại thuốc điều trị đang dùng.
Bảo quản Tritasdine như thế nào là đúng phương pháp?
- Thuốc nên được bảo quản dưới 30°C.
- Để thuốc xa tầm tay và tầm với của trẻ em.
Đau thắt ngực là một nghiêm trọng, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa thông qua hỏi đáp y dược trực tiếp với bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Ban tuyển sinh cao đẳng dược hà nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét