Nấm thức thần nguy hiểm như thế nào?

Nấm thức thần nguy hiểm như thế nào?
Nấm thức thần hay còn gọi là nấm thần, nấm ma thuật có chứa chất ma túy psilocine và psilocybine, khi ăn vào sẽ gây ảo giác đầy nguy hại. Vậy nấm thức thần nguy hiểm như thế nào?
Nấm thức thần là gì?
Nấm thức thần có tên khoa học là Psilocybe pelliculosa và thuộc họ nấm Cortinariaceae. Ngoài ra nấm này có nhiều tên gọi khác như “Nấm thần kỳ”, Nấm ma thuật,  hay Nấm Psilocybe. Nấm thức thần mọc khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Mỹ và Bán đảo Scandinavia và vài vùng tại châu Á, đặc biệt cũng có thể tìm thấy trong tự nhiên ở Việt Nam.

Thuật ngữ thức thần (psychedelia) được giới y học mô tả trạng thái tâm thần phiêu diêu, “bay bổng”, thoát ly thực tại của một số người ăn nấm.


Đặc điểm nhận dạng và sinh trưởng của nấm thức thần là gì?
Các chuyên gia  Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thì với chiều cao khoảng 5 – 12 cm, mũ nấm có đường kính 1- 2 cm. Mũ nấm có màu nâu vàng hay xám oliu, khi khô đổi sang màu rơm, hình nón có khi thành chóp nhọn được phủ một lớp bọc nhày trong.

Khi nấm thức thần được bào chế khô lại sẽ có màu vàng như rơm. Với mũ chóp thì trên bề mặt chúng có phủ lớp nhẩy trong suốt, với cuống thanh nhảnh và cùng màu với mũ của nấm thức thần. Nấm thức thần có vị giống củ cải.

Phương pháp nhận biết nấm thức thần với các loại nấm khác

Phương pháp nhận biết nấm thức thần với các loại nấm khác
Theo tổng hợp tại kiến thức y học thì bên trong nấm thức thần có chứa hoạt chất thức thần psilocin. Psilocin khi tiếp xúc với oxy sẽ chuyển sang màu xanh nước biển.  Hiện nay chúng ta được biết là có ít nhất 144 loại nấm có chứa chất gây ra ảo giác. Tại những nước Mỹ Latin và Caribbean đã có đến hơn 50 loại. Mexico có đến 53 loại, ở Châu Âu có 16 loại. Tại Châu Á hiện tại có 15 loại. Nấm thức thần hiện nay có 3 loại được dùng nhiều nhất. 

Nấm thức thần hoạt động như thế nào?
Nấm ảo giác hoạt động khá giống với hiệu ứng LSD. Psilocin tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương của não bộ, khiến não bộ không thể điều khiển những hoạt động đang xảy ra.

Người sử dụng nấm sau 30 phút đến 1 tiếng sẽ thấy Psilocin bắt đầu có tác dụng với hệ thần kinh. Người dùng sẽ thấy thời gian trôi rất chậm, một số người khác lại thấy thời gian trôi rất nhanh. Phản ứng của nấm còn phụ thuộc vào cơ thể của từng người.

Chỉ cần sử dụng nấm thức thần cần khoảng 3g nấm khô, thời gian kéo dài từ 4 – 6h. Khi  người dùng cảm thấy như vừa trải qua quãng thời gian khoảng 1 ngày.


Tác dụng và tác hại của chất Psilocin có trong nấm thức thần
Do có chứa chất ma túy psilocine và psilocybine, khi ăn vào sẽ gây ảo giác đầy nguy hại.

Psilocybin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành psilocin tác động lên hệ serotonine và gây ảo giác, thường là ảo thị, hoang tưởng cũng thường gặp và hay có hoang tưởng bị hại”. Có thể thấy sử dụng Psilocin rất nguy hiểm và giải thích lý do dùng chất này hay có hành vi tấn công người khác do nghĩ rằng mình bị hại.

Psilocin có trong nấm thức thần cũng gây những tác động trên thần kinh thực vật và gây những rối loạn về huyết động như: tăng/giảm nhịp tim, tăng/giảm huyết áp tùy thuộc vào liều cao gây tác động trên hệ dopamine/norepinephrine, giãn đồng tử, tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi, buồn nôn/nôn… Dấu hiệu này gây ra do sử dụng quá liều và đó cũng chính là nguyên nhân gây tử vong khi sử dụng nấm thức thần.

Ngoài ra, các chuyên gia Cao đẳng dược tphcm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn lưu ý, Nấm thức thần sử dụng không đúng cách có thể làm giảm ham muốn tình dục và làm ức chế nhiều ham muốn khác trong cơ thể người dùng. Nếu dùng nấm với những chất kích thích khác như heroin, thuốc lá, rượu bia sẽ rất nguy hiểm.

Bài viết chỉ mang tính chất thông tin và tham khảo về nấm thức thần; Website không khuyến cáo người dùng sử dụng cũng như không mua bán trao đổi nấm thức thần!

Nguồn: Ban tuyển sinh cao đẳng dược hà nội -  Cao đẳng Y Dược tổng hợp

Nhận xét