Thuốc Maalox thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc Maalox có tác dụng chữa trị ngắn hạn và chữa trị dài hạn tình trạng loét đường tiêu hóa, ruột co thắt và bị kích ứng
Thuốc Maalox khi nào cần sử dụng?
Thành phần thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox
Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox là sự kết hợp của một số thành phần sau:
- Hoạt chất Aluminum hydroxide
- Hoạt chất magnesium hydroxide
- Lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén nhai.
Công dụng chính của thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox
Bác sĩ tại Cao đẳng Y Dược Tp.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thuốc Maalox có tác dụng chữa trị ngắn hạn và chữa trị dài hạn một số bệnh lý sau đây:
- Ruột co thắt và bị kích ứng
- Tăng vận động dạ dày
- Một số chứng loét đường tiêu hóa và giảm do sự tăng tiết acil
- Ợ chua
- Viêm dạ dày
- Đầy hơi khó tiêu
- Viêm tá tràng
- Thoát vị khe
- Viêm thực quản
- Người bệnh có chế độ ăn uống không phù hợp
- Đau sau phẫu thuật
- Nhiễm độc alcool.
Phương pháp sử dụng và liều lượng an toàn của Maalox
Phương pháp sử dụng Maalox an toàn
Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox có dạng bào chế là viên nén nhai, thuốc Maalox được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh cần nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt. Thuốc có thể được sử dụng trước hoặc sau khi ăn.
Liều lượng Maalox là bao nhiêu?
Liều sử dụng thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng. Vì vậy, các Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur không khuyên người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn sau, tránh sự cố y khoa ngoài mong muốn.
Thuốc Maalox
Với người bệnh là người lớn (người > 16 tuổi)
Liều sử dụng thuốc Maalox trong chữa trị viêm dày và loét đường tiêu hóa
- Liều khuyến cáo: Sử dụng 1 – 2 viên mỗi 4 giờ.
- Liều tối đa: 6 lần/ngày, 12 viên/ngày.
Liều sử dụng thuốc Maalox trong chữa trị tăng tiết acid dạ dày
- Liều khuyến cáo: Sử dụng 1 – 2 viên khi cần thiết hoặc sau khi ăn.
- Liều tối đa: 6 lần/ngày, 12 viên/ngày.
Với người bệnh là trẻ em và người cao tuổi
Liều dùng thuốc Maalox với người bệnh là trẻ em và người cao tuổi phụ thuộc vào phác đồ chữa trị của bác sĩ chuyên khoa.
Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc Maalox
Giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ đến bạn đọc các lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox:
- Không dung nạp fructose: Vì có chứa sorbitol và sucrose, nên thuốc này bị chống chỉ định trong tình huống không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc mọi tình huống suy giảm sucrase-isomaltase.
- Thiếu hụt phospho: Sử dụng nhôm hydroxyd lâu dài có thể gây ra sự thiếu hụt phospho.
- Suy thận: Ở người bệnh suy thận, sử dụng thuốc lâu dài với có thể gây một số bệnh lý như: bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do nồng độ nhôm, magnesi tăng.
- Porphyrin niệu: Nhôm hydroxyd có thể không an toàn trên một số người bệnh tiểu porphyrin đang lọc máu.
- Tiểu đường: Lưu ý ở người bệnh đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc.
Thuốc Maalox có tác dụng gì?
Tình huống sử dụng thuốc Maalox quá liều nên làm gì?
Việc sử dụng rộng rãi một số thuốc kháng acid có chứa nhôm có thể gây ra giảm phosphat máu (nồng độ phosphat trong máu thấp). Trong tình huống nghiêm trọng có thể gây yếu cơ, chán ăn có thể nguy hiểm hơn là nhuyễn xương.
Magnesi có thể tích tụ ở một số người bệnh suy thận. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tăng magnesi huyết có thể bao gồm hạ huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi điện tâm đồ, ức chế hô hấp, tình trạng tâm thần thay đổi và hôn mê.
Tương tác của thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox
Một số thuốc kháng acide tương tác với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống: Thận trọng khi phối hợp :
Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazide), cycline, fluoroquinolone, lincosanide, kháng histamine H2, aténolol, métoprolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, fluorure sodium, glucocorticoide (cụ thể là prednisolone và dexamethasone), indométacine, kétoconazole, lanzoprazole, thuốc an thần kinh nhóm phénothiazine, pénicillamine, phosphore, muối sắt, sparfloxacine : giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của một số thuốc trên.
Thông tin về thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox không thể thay thế chỉ định của bác sĩ, cũng như phác đồ và khuyến cáo y khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý làm theo!
Nguồn: Thông tin – Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất SANOFI AVENTIS
Được Ban tư vấn tuyển sinh cao đẳng dược hà nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét