Chăm sóc cơ bản bệnh nhân bệnh bạch hầu
Nhân viên Cao đẳng điều dưỡng cho bệnh nhân nghi ngơi:
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối và cách li từ 2 – 3 tuần. Nghỉ ngơi rất quan trọng, nhất là các trường hợp có biến chứng viêm cơ tim.
- Ăn uống và vệ sinh cá nhân:
+ Vệ sinh răng miệng.
+ Vệ sinh mắt, tai, mũi.
+ Vệ sinh da và xoay trở ngừa loét.
+ Tẩy uế các chất bài tiết của bệnh nhân đúng quy cách.
- Nuôi dưỡng:
+ Cho ăn thức ăn sệt ở người liệt vòm hầu để tránh sặc. Nặng: Có biến chứng liệt vòm hầu, hầu họng cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền dịch ưu trương.
+ Đảm bảo ăn đủ năng lượng.
+ Chuẩn bị các dụng cụ y tế: Mở khí quản, ống thông dạ dày…
Điều dưỡng viên bảo đảm thông khí cho bệnh nhân bệnh bạch hầu
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, an toàn. Để cơ hoành hạ thấp, lồng ngực giãn nở.
- Người khó thở: Cho nằm đầu cao, cho thở oxy.
- Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để phụ giúp bác sĩ mở khí quản.
- Theo dõi sát nhịp thở và tình trạng thần kinh, tình trạng tăng tiết, sự tím da môi và đầu ngón.
- Hút đờm dãi.
Điều dưỡng viên theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân bệnh bạch hầu
Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – các trường Cao đẳng Điều dưỡng tphcm thì Điều dưỡng viên cần tuỳ tình trạng người bệnh mà theo dõi mạch, huyết áp. nhiệt độ, nhịp thở 30 phút/1 lần, lgiờ/lần, 3 giờ/lần.
Theo dõi và ngừa biến chứng bạch hầu gây ra
- Biến chứng tim mạch. Do độc tố vi khuẩn gây tổn thương.
- Biến chứng thần kinh.
- Biến chứng thận.
Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh của bác sĩ
- Truyền dịch.
- Dùng kháng sinh.
- Làm các xét nghiệm.
- Giúp bác sĩ mở khí quản: Mở khí quản trong bạch hầu thanh quản có khó thở độ II, khi khó thở độ III nếu có mở khí quản cũng rất dễ tử vong.
Xem thêm: Cao đẳng Vật lý trị liệu ra trường làm gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét